Tuesday, May 10, 2016

Cẩn thận hỏng mắt vì sự kiện thiên văn 10 năm có 1

Lần đầu tiên sau một thập kỷ, hàng tỉ người trên toàn thế giới được chiêm ngưỡng sao Thủy, Trái đất và Mặt trời xếp thẳng hàng. Nhưng có nên không?

Sao Thủy - Mercury - là hành tinh gần với Mặt trời nhất trong số 8 hành tinh của hệ Mặt trời. Mercury có tốc độ quay xung quanh Mặt trời rất nhanh, chỉ kéo dài 88 ngày Trái đất mà thôi.

Cũng vì là hành tinh gần Mặt trời nhất, nên nó thường ít nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học. Nhưng không phải vì thế mà Mercury trở nên kém hấp dẫn, nhất là khi sắp có một sự kiện thiên văn cực hiếm thấy, 10 năm có 1 liên quan đến sao Thủy xảy ra.

Ngay trong ngày 9/5/2016, sao Thủy sẽ đi qua vị trí giữa Mặt trời và Trái đất. Vào khoảng 7h sáng (theo giờ Mỹ), chúng ta sẽ được thấy một đốm đen di chuyển qua Mặt trời. Hiện tượng này kéo dài 7h đồng hồ, do đó theo ước tính có tới hàng tỉ người trên Trái đất quan sát được hiện tượng này (tất nhiên là nếu có hứng thú).


Lần đi qua gần đây nhất diễn ra vào năm 2006, và lần tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 11 năm 2019. Theo ước tính, sự kiện thiên văn đặc biệt này chỉ diễn ra trung bình 10 đến 13 lần trong khoảng 100 năm.

Do đường kính sao Thủy khá nhỏ - bằng 1/160 so với Mặt trời - nên bạn sẽ buộc phải quan sát qua kính viễn vọng. Nhưng vấn đề là ở chỗ, bạn không thể dùng kính viễn vọng để nhìn thẳng vào Mặt trời được, vì hiện tượng sau đây sẽ xảy ra.


Hình ảnh trên được lấy từ video do Mark Thompson - phóng viên đài BBC - thực hiện, sử dụng mắt của lợn để làm ví dụ trực quan cho thấy sự nguy hiểm khi quan sát Mặt trời bằng kính viễn vọng là như thế nào.

Thompson cho biết, mắt lợn về mặt cấu tạo sinh học khá giống với con người, do đó sử dụng trong thí nghiệm này là hợp lý hơn cả. Và kết quả thì: Chỉ sau đúng 20s, con mắt đã bốc khói, thủng một lỗ khá to vì bị ánh sáng hội tụ qua thấu kính.


Vậy phải làm sao để quan sát được sao Thủy?
Bạn vẫn phải dùng đến kính thiên văn hoặc ống nhòm, nhưng là loại được thiết kế đặc biệt để quan sát Mặt trời. Ví dụ như chiếc kính được trang bị màng lọc Mặt trời (solar filter) dưới đây chẳng hạn.


Khi sử dụng loại kính viễn vọng đặc biệt này, các nhà khoa học còn có thể phát hiện ra những hành tinh mới khi chúng băng qua Mặt Trời - đó cũng chính là cách mà mới đây các nhà khoa học phát hiện ra bộ ba hành tinh quay xung quanh một Mặt Trời Đỏ 40 năm ánh sáng.

Nguồn: Daily Mail

No comments:

Post a Comment