Tuesday, December 24, 2013

Làm quen với Visual Studio LightSwitch

LightSwitch được thiết kế với mục đích giúp cho người lập trình tạo ra những ứng dụng cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và tiện lợi cho cả lập trình viên lẫn doanh nghiệp.Hiện nay phần lớn các ứng dụng business thường là dạng forms-over-data. Với các ứng dụng như vậy, tựu chung chỉ có vài chức năng cơ bản nhất như xem, chỉnh sửa, thêm xoá … dữ liệu. Việc phát triển những ứng dụng này với những tool thông thường, bạn phải tốn thời gian cho việc code cho từng phần cụ thể như kết nối cở sở dữ liệu, thiết kế giao diện và quy  định các kiểm chứng cho dữ liệu… những công việc này cứ lặp đi lặp lại qua từng ứng dụng như thế, gây mất nhiều thời gian cho ngừơi lập trình. Visual Studio LightSwitch ra đời chính là để giải quyết vấn đề đó. Ngoài ra Visual Studio LightSwitch còn hỗ trợ sẵn các validation, hỗ trợ phân quỳên, có các data-type dành cho business như emailaddress, image… Hiện nay thì Visual Studio LightSwitch chỉ mới ra bản beta 1. Vậy sao không thử xem Visual Studio LightSwitch mặt mũi như thế nào để kịp làm quen khi Visual Studio LightSwitch ra bản chính thức nhỉ.

Lab : BookStore App

Trong bài lab này mình sẽ làm 1 ứng dụng quản lý sách ở mức đơn giản với Visual Studio LightSwitch.
Trước tiên bạn hãy tải Visual Studio LightSwitch beta 1 theo link sau nhe (bạn xem cấu hình yêu cầu trong đó luôn nhe) :

Chú ý : Bản LightSwitch beta 1 không tương thích với VS 2010 SP1 beta. Nên nếu bạn đã cài VS 2010 SP1 beta thì không nên cài bản LightSwitch beta 1 này.

Sau khi cài đặt hoàn tất xong, bạn mở Visual Studio 2010 lên.
1.      Chọn File >>> new project
2.      Trong Installed Templates, bạn chọn lightswitch.  Sau đó chọn lightswitch application theo ngôn ngữ mà bạn thích ( VB hay C#).



Vậy là bạn đã tạo xong 1 LightSwitch project rồi! Trong bài lab này có 2 task chính :
  • Làm quen với LightSwitch.
  • Làm việc với Table- Relationships.

Task 1 :

a)      Tạo bảng TacGia
Khi tạo xong project, trong màn hình chính bạn hãy click vào “Create new table” .



Lập tức 1 bảng mới sẽ được tạo ra cho bạn. Bạn hãy thêm các field như trong hình sau :

 

Sau đó bạn save lại.
b)      Hiển thị bảng TagGia trong Editable Grid Screen
Screen ( hay còn gọi là form) là nơi thể hiển dữ liệu, nơi giao tiếp với ngừơi dùng trong LightSwitch.
  • Bạn tạo mới screen bằng cách click vào icon “Screen” trên thanh menu hoặc chuột phải folder Screens trong Solution Explorer rồi chọn add screen
  • Sau đó bạn screen template là Editable Grid Screen và Screen data là TacGia.
  • Sau khi chọn OK, bạn sửa lại thuộc tính Display Name trong cửa sổ properties thành TacGia.




Bây giờ bạn hãy chạy thử ứng dụng của bạn. Bạn hãy nhập thử dữ liệu vào form. Nếu có bất kỳ dữ liệu nào không hợp lệ ( như required field, sai data-type …) nó sẽ báo ngay cho bạn biết.Điều này chứng tỏ LightSwitch đã tích hợp sẵn các kiểu validation cho bạn.



Sau khi nhập xong dữ liệu bạn hãy save lại. Nếu không có sai sót gì về kiểu dữ liệu thì bạn sẽ save thành công.

Task 2 :

a)      Tạo bảng Sach
Bạn làm như cách tạo bảng TacGia ở trên.



Chú ý : trong bảng Sach có field Theloai là 1 combox cho phép bạn chọn thể loại ( mà không cần nhập tay). Để làm được điều đó trong cửa sổ properties bạn chọn field TheLoai, sau đó nhấn vào Choice List. Thêm vào các thông tin như trong hình.



b)      Tạo relationships giữa 2 bảng TacGia và Sach
Trên thanh menu bạn bấm vào nút Relationship. Sau đó bạn modify lại giống trong hình.


Chú ý : khi bạn thiết lập quan hệ cho 2 bảng. Ở phần dưới sẽ có các tóm tắt quan hệ đó như trong hình. Điều này giúp cho các ngừơi mới làm quen với cơ sở dữ liệu có thể dễ dàng nắm bắt hoặc tránh sai sót về sau.

Task 3 : Hiển thị dữ liệu Sach trong List and Details Screen

a      Bạn làm giống bước Hiển thị bảng TagGia trong Editable Grid Screen như ở trên chỉ khác là bạn chọn List and Details Screen thay vì Editable Grid Screen



b     Sau đó bạn nhập dữ liệu vào form Sach như bạn đã làm với bảng TacGia.



d)     Save lại.
Vậy là bạn đã làm được 1 ứng dụng quản lý sách đơn giản trong thời gian rất ngắn.Nếu bạn review lại các bước làm thì sẽ thấy LightSwitch vô cùng đơn giản, dễ nắm bắt và tiện lợi vô cùng. Bài blog tiếp theo mình sẽ nâng cao ứng dụng quản lý sách để khám phá các tính năng nổi bật của LightSwitch.

No comments:

Post a Comment